Câu 1 Trang 59: Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự
Ngữ văn tập 1
Câu 1 Trang 59: Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự

Viết văn bản tóm tắt một văn bản tự sự đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 8 (Lão Hạc, Tức nước vỡ bờ…) và một văn bản sẽ học ở bài 5 Ngữ văn 9 (chuyện cũ ở phủ chúa Trịnh, Hoàng Lê nhất thống chí).

Soạn văn bài Luyện tập tóm tắt tác phẩm tự sự
Ngữ văn tập 1
Soạn văn bài Luyện tập tóm tắt tác phẩm tự sự

Tổng hợp kiến thức trọng tâm bài Luyện tập tóm tắt tác phẩm tự sự

Câu 5 Trang 56: Sự phát triển của từ vựng
Ngữ văn tập 1
Câu 5 Trang 56: Sự phát triển của từ vựng

Đọc hai câu thơ sau:

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.

    (Viễn Phương, Viếng lăng Bác)

Từ mặt trời trong câu thơ thứ hai được sử dụng theo phép tu từ từ vựng nào? Có thể coi đây là hiện tượng một nghĩa gốc của từ phát triển thành nhiều nghĩa được không? Vì sao?

Câu 4 Trang 56: Sự phát triển của từ vựng
Ngữ văn tập 1
Câu 4 Trang 56: Sự phát triển của từ vựng

Hãy tìm ví dụ để chứng minh rằng các từ hội chứng, ngân hàng, sốt, vua là những từ nhiều nghĩa.

Câu 3 Trang 56: Sự phát triển của từ vựng
Ngữ văn tập 1
Câu 3 Trang 56: Sự phát triển của từ vựng

Từ điển tiếng Việt (Sđd) nêu nghĩa gốc của từ đồng hồ như sau:

Đồng hồ: dụng cụ đo giờ phút một cách chính xác. Đồng hồ đeo tay. Đồng hồ báo thức.
Dựa vào những cách dùng như: đồng hồ điện, đồng hồ nước, đồng hồ xăng,... hãy nêu nghĩa chuyển của từ đồng hồ.

Câu 2 Trang 56: Sự phát triển của từ vựng
Ngữ văn tập 1
Câu 2 Trang 56: Sự phát triển của từ vựng

Từ điển tiếng Việt (Sđd) định nghĩa từ trà như sau:
Trà: búp hoặc lá cây chè đã sao, đã chế biến, để pha nước uống. Pha trà. Ấm trà ngon. Hết tuần trà.
Dựa vào định nghĩa trên, hãy nêu nhận xét về nghĩa của từ trà trong những cách dùng như: trà a-ti-sô, trà hà thủ ô, trà sâm, trà linh chi, trà tâm sen, trà khổ qua (mướp đắng).

Câu 1 Trang 56: Sự phát triển của từ vựng
Ngữ văn tập 1
Câu 1 Trang 56: Sự phát triển của từ vựng

Từ chân trong các câu sau là từ nhiều nghĩa. Hãy xác định:

  • Ở câu nào, từ chân dùng với nghĩa gốc.
  • Ở câu nào, từ chân được dùng với nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ.
  • Ở câu nào, từ chân được dùng với nghĩa chuyển theo phương thức hoán dụ.

a. Đề huề lưng túi gió trăng,
Sau chân theo một vài thằng con con.
     (Nguyễn Du, Truyện Kiều)
b. Năm em học sinh lớp 9A có chân trong đội tuyển của trường đi dự "Hội khoẻ Phù Đổng".

c. Dù ai nói nga nói nghiêng,
Thì ta vẫn vững như kiềng ba chân.
       (Ca dao)
d. Buồn trông nội cỏ rầu rầu,
 Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)

Soạn văn bài: Sự phát triển của từ vựng
Ngữ văn tập 1
Soạn văn bài: Sự phát triển của từ vựng

 Tóm tắt những kiến thức trọng tâm bài: Sự phát triển của từ vựng

Câu 3 Trang 54: Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp
Ngữ văn tập 1
Câu 3 Trang 54: Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp

Hãy thuật lại lời nhân vật Vũ Nương trong đoạn trích sau đây theo cách dẫn gián tiếp.
Hôm sau, Linh Phi lấy một cái túi bằng lụa tía đựng mười hạt minh châu, sai Xích Hỗn sứ giả đưa Phan ra khỏi nước; Vũ Nương cũng đưa gửi một chiếc hoa vàng mà dặn:
- Nhờ nói hộ với chàng Trương, nếu còn nhớ chút tình xưa, nên lập một đàn giải oan ở bến sông, đốt cây thần đăng chiếu xuống nước, tôi sẽ hiện về.

Câu 2 Trang 54: Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp
Ngữ văn tập 1
Câu 2 Trang 54: Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp

Viết một đoạn văn nghị luận có nội dung liên quan đến một trong ba ý kiến dưới đây. Trích dẫn ý kiến đó theo hai cách: dẫn trực tiếp và dẫn gián tiếp.
a. Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.
b. Giản dị trong đời sống trong tác phong, trong quan hệ với mọi người, trong tác phong, Hồ Chí Minh cũng rất giản dị trong lời nói và bài viết, vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được.
c. Người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình.

Get The Best Blog Stories into Your inbox!

Sign up for free and be the first to get notified about new posts.