Bài 43 trang 128 - Ôn tập chương II
SGK Toán tập 1
Bài 43 trang 128 - Ôn tập chương II

Cho hai đường tròn (O; R) và (O'; r) cắt nhau tại A và B (R > r). Gọi I là trung điểm của OO'. Kẻ đường thẳng vuông góc với IA tại A, đường thẳng này cắt các đường tròn (O; R) và (O'; r) theo thứ tự C và D (khác A).

a) Chứng minh rằng AC = AD.

b) Gọi K là điểm đối xứng với điểm A qua điểm I. Chứng minh rằng KB vuông góc với AB.

Bài 42 trang 128 - Ôn tập chương II
SGK Toán tập 1
Bài 42 trang 128 - Ôn tập chương II

Cho hai đường tròn (O) và (O') tiếp xúc ngoài tại A, BC là tiếp tuyến chung ngoài, B ∈ (O), C ∈ (O'). Tiếp tuyến chung trong tại A cắt BC ở điểm M. Gọi E là giao điểm của OM và AB, F là giao điểm của O'M và AC. Chứng minh rằng:

a) Tứ giác AEMF là hình chữ nhật.

b) ME.MO = MF.MO'

c) OO' là tiếp tuyến của đường tròn có đường kính là BC

d) BC là tiếp tuyến của đường tròn có đường kính OO'

Bài 41 trang 128 - Ôn tập chương II
SGK Toán tập 1
Bài 41 trang 128 - Ôn tập chương II

Cho đường tròn (O) có đường kính BC, dây AD vuông góc với BC tại H.

Gọi E, F theo thứ tự là chân các đường vuông góc kẻ từ H đến AB, AC. Gọi (I), (K) theo thứ tự là các đường tròn ngoại tiếp tam giác HBE, HCF.

a) Hãy xác định vị trí tương đối của các đường tròn: (I) và (O), (K) và (O), (I) và (K).

b) Tứ giác AEHF là hình gì? Vì sao?

c) Chứng minh đẳng thức AE.AB = AF.AC

d) Chứng minh rằng EF là tiếp tuyến chung của hai đường tròn (I) và (K).

e) Xác định vị trí của điểm H để EF có độ dài lớn nhất.

Bài 40 trang 123 - Vị trí tương đối của hai đường tròn
SGK Toán tập 1
Bài 40 trang 123 - Vị trí tương đối của hai đường tròn

Trên các hình 99a, 99b, 99c, các bánh xe tròn có răng cưa được khớp với nhau. Trên hình nào hệ thống bánh răng chuyển động được? Trên hình nào hệ thống bánh răng không chuyển động được?

Để học tốt Toán 9 | Giải bài tập Toán 9

                                                                        Hình 99

Bài 39 trang 123 - Vị trí tương đối của hai đường tròn
SGK Toán tập 1
Bài 39 trang 123 - Vị trí tương đối của hai đường tròn

Cho hai đường tròn (O) và (O’) tiếp xúc ngoài tại A. Kẻ tiếp tuyến chung ngoài BC, B ∈ (O), C ∈ (O’). Tiếp tuyến chung trong tại A cắt tiếp tuyến chung ngoài BC ở I.

a) Chứng minh rằng BAC^=90o.

b) Tính số đo góc OIO’.

c) Tính độ dài BC, biết OA = 9cm, O’A = 4cm.

Bài 38 trang 123 - Vị trí tương đối của hai đường tròn
SGK Toán tập 1
Bài 38 trang 123 - Vị trí tương đối của hai đường tròn

Điền các từ thích hợp vào chỗ trống (...):

a) Tâm của các đường tròn có bán kính 1cm tiếp xúc ngoài với đường tròn (O; 3cm) nằm trên ...

b) Tâm của các đường tròn có bán kính 1cm tiếp xúc trong với đường tròn (O; 3cm) nằm trên ...

Bài 37 trang 123 - Vị trí tương đối của hai đường tròn
SGK Toán tập 1
Bài 37 trang 123 - Vị trí tương đối của hai đường tròn

Cho hai đường tròn đồng tâm O. Dây AB của đường tròn lớn cắt đường tròn nhỏ ở C và D. Chứng minh rằng AC = BD.

Bài 36 trang 123
SGK Toán tập 1
Bài 36 trang 123

Cho đường tròn tâm O bán kính OA và đường tròn đường kính OA.

a) Hãy xác định vị trí tương đối của hai đường tròn.

b) Dây AD của đường tròn lớn cắt đường tròn nhỏ ở C. Chứng minh rằng AC = CD.

Bài 35 trang 122 - Vị trí tương đối của hai đường tròn
SGK Toán tập 1
Bài 35 trang 122 - Vị trí tương đối của hai đường tròn

Điền vào các ô trống trong bảng, biết rằng hai đường tròn (O; R) và (O'; r) có OO' = d, R > r.

Vị trí tương đối của hai đường tròn Số điểm chung Hệ thức giữa d, R, r
(O; R) đựng (O'; r)    
    d > R + r
Tiếp xúc ngoài    
    d = R – r
  2  

 

Bài 34 trang 119
SGK Toán tập 1
Bài 34 trang 119

Cho hai đường tròn (O ; 20cm) và (O' ; 15cm) cắt nhau tại A và B. Tính đoạn nối tâm OO', biết rằng AB = 24cm. (Xét hai trường hợp: O và O' nằm khác phía đối với AB; O và O' nằm cùng phía đối với AB).
 

Get The Best Blog Stories into Your inbox!

Sign up for free and be the first to get notified about new posts.