Câu 2 Trang 133: Bài thơ về tiểu đội xe không kính
Ngữ văn tập 1
Câu 2 Trang 133: Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Những chiếc xe không kính đã làm nổi bật hình ảnh người lái xe trên tuyến đường Trương Sơn. Em hãy phân tích hình ảnh người lính lái xe trong bài thơ (chú ý: tư thế hiên ngang, tinh thần dũng cảm bất chấp khó khăn, nguy hiểm, niềm vui sôi nổi của tuổi trẻ trong tình đồng đội, ý chí chiến đấu vì miền Nam).

Câu 2 Trang 130: Đồng chí
Ngữ văn tập 1
Câu 2 Trang 130: Đồng chí

Sáu dòng đầu bài thơ đã nói về cơ sở hình thành tình đồng chí của những người lính cách mạng. Cơ sở ấy là gì?

Câu 4 Trang 121: Lục Vân Tiên gặp nạn
Ngữ văn tập 1
Câu 4 Trang 121: Lục Vân Tiên gặp nạn

Hãy chọn những câu mà em cho là hay nhất trong đoạn thơ rồi trình bày cảm nhận của em về cảm xúc của tác giả và ngôn ngữ miêu tả, biểu cảm trong những câu thơ ấy.

Câu 3 Trang 121: Lục Vân Tiên gặp nạn
Ngữ văn tập 1
Câu 3 Trang 121: Lục Vân Tiên gặp nạn

Đối lập với cái ác, cái thiện được biểu hiện như thế nào qua đoạn trích?
(Gợi ý phân tích:

  • Cảnh ông Ngư và gia đình cứu vớt Vân Tiên.
  • Lời nói của ông Ngư đối với chàng.
  • Cuộc sống lao động của ông Ngư.)

Đoạn thơ nói lên thái độ, tình cảm của tác giả đối với nhân dân lao động như thế nào?

Câu 2 Trang 121: Lục Vân Tiên gặp nạn
Ngữ văn tập 1
Câu 2 Trang 121: Lục Vân Tiên gặp nạn

Hãy phân tích tâm địa độc ác của Trịnh Hâm qua hành động hãm hại bạn mình là Lục Vân Tiên. Em có nhận xét gì về giá trị nghệ thuật của đoạn thơ tự sự này?

Câu 1 Trang 121: Lục Vân Tiên gặp nạn
Ngữ văn tập 1
Câu 1 Trang 121: Lục Vân Tiên gặp nạn

Tìm chủ đề của đoạn trích.

Câu 2 Trang 117: Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự
Ngữ văn tập 1
Câu 2 Trang 117: Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự

 Hãy đóng vai nàng Kiều viết đoạn văn kể lại việc báo ân báo oán, trong đó bộc lộ trực tiếp tâm trạng của Kiều lúc gặp lại Hoạn Thư.

Câu 2 Trang 115: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
Ngữ văn tập 1
Câu 2 Trang 115: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

Đọc đoạn trích, em cảm nhận Lục Vân Tiên là một con người như thế nào? Hãy phân tích những phẩm chất của nhân vật qua hành động đánh cướp và cách cư xử với Kiều Nguyệt Nga.

Câu 2 Trang 108: Thúy Kiều báo ân báo oán
Ngữ văn tập 1
Câu 2 Trang 108: Thúy Kiều báo ân báo oán

Những câu thơ còn lại tả cảnh Thúy Kiều báo oán
Những lời đầu tiên khi Kiều nói với Hoạn Thư có giọng điệu như thế nào?
Thái độ của Kiều thể hiện qua giọng điệu ấy.

Câu 4 Trang 102: Trau dồi vốn từ
Ngữ văn tập 1
Câu 4 Trang 102: Trau dồi vốn từ

Bình luận ý kiến sau đây của Chế Lan Viên:
Hãy nghe một thanh niên nông thôn rồi nghe bà mẹ của anh hay ông nội của anh nói chuyện ta sẽ hiểu ai là người có tiếng nói giàu hình ảnh sắc màu. Chỉ một chuyện cây lúa thôi, mà biết bao là sáng tạo về ngôn ngữ:
Gió đông là chồng lúa chiêm
Gió bấc là duyên lúa mùa
Được mùa lúa, úa mùa cau
Được mùa cau, đau mùa lúa
Chiêm khôn hơn mùa dại
Mùa nứt nanh, chiêm xanh đầu
Lúa chiêm nép ở đầu bờ
Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên.
Cô kĩ sư nông học ơi, nếu ngày nay cô không nói được tiếng nói như vậy nữa, thì cô có thu được mùa lúa, nhưng đã bỏ mất cả một mùa ngôn ngữ đẹp đẽ của tộc đấy. Bởi thế, tôi muốn nói, đồng thời với việc giữ gìn sự trong sáng cảu tiếng Việt, phải giữ gìn sự giàu có, muôn vàn giàu có của nó. Trong thói quen, chúng ta hay tự ti; khẳng định lại một lần nữa sự giàu có của tiếng nói dân tộc, cũng là một điều quan trọng chứ sao.

(Chế Lan Viên, Làm cho tiếng nói trong sáng, giàu và phát triển, trong Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt”)

Get The Best Blog Stories into Your inbox!

Sign up for free and be the first to get notified about new posts.