Bài 52: Tinh bột và xenlulozơ
Hóa Học Chương 5: Polime

Bài 52: Tinh bột và xenlulozơ

I. Trang thái thiên nhiên, tính chất vật lí

Tinh bột

  • Tinh bột có trong các loại hạt củ, quả như lúa ngô khoai chuối xanh...

Giải bài 52: Tinh bột và xenlulozơ - SGK hóa học 9 trang 156

  • Tinh bột là chất rắn màu trắng, không tan trong nước lạnh, tan được trong nước nóng tạo thành dung dịch keo gọi là hồ tinh bột.

Xenlulozơ

  • Xenlulozơ là thành phần chính của bông, gỗ, tre, nứa...

Giải bài 52: Tinh bột và xenlulozơ - SGK hóa học 9 trang 156

  • Xenlulozơ là chất rắn màu trắng, không tan trong nước ngay cả khi đun nóng.

II. Đặc điểm cấu tạo

Công thức phân tử của tinh bột và xenlulozơ là (-C6H12O5-)n.

Phân tử gồm nhiều mắt xích -C6H12O5- liên kết với nhau, số mắt xích trong

  • Phân tử  tinh bột n ≈ 1200 - 6000.
  • Phân tử xenlulozơ n ≈ 10 000 – 14 000.

III. Tính chất hóa học

1. Phản ứng thủy phân

  • Phản ứng thủy phân trong dung dịch axit loãng, tinh bột  và xenlulozơ bị thủy phân thành glucozơ

(-C6H12O5-)n +nH2O →(đk: axit, to) C6H12O6 

2. Phản ứng với iot

  • Tinh bột tác dụng với iot tạo ra màu xanh đặc trưng.

IV. Ứng dụng của tinh bột, xenlulozơ

Sự tạo thành tinh bột và xenlulozơ trong cây xanh

6nCO2 + 5nH2O →(đk: clorophin, a/s)  (C6H10O5) + 6nO2

Ứng dụng:

  • Tinh bột: lương thực quan trọng cho con người, sản xuất glucozơ và rượu etylic.
  • Xenlulozơ:

Giải bài 52: Tinh bột và xenlulozơ - SGK hóa học 9 trang 156

Copy & Share

Xin chào, Bạn!

Biệt danh của tôi là GSXOAN. Tôi thích công nghệ và tôi làm về giáo dục điện tử. Khi rảnh rỗi tôi thường đăng bài cho GDĐT Việt Nam.

ads

ĐĂNG KÝ NHẬN TIN MỚI TỪ GDĐT Việt Nam

Chúng tôi sẽ gửi thư thông báo cho bạn mỗi khi có bài viết mới được đăng.