Tuyển sinh đại học: Nên chạy theo ngành "hot" hay chọn ngành yêu thích?
Tin tức

Tuyển sinh đại học: Nên chạy theo ngành "hot" hay chọn ngành yêu thích?

Chia sẻ thêm về vấn đề này, Phó giáo sư Nguyễn Phú Khánh, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Phenikaa lưu ý thí sinh đừng vội chạy theo ngành “hot”. Các em cần xem xét nhiều yếu tố liên quan như ngành đó có phù hợp với năng lực, sở trường của mình hay không? Có đủ điểm xét tuyển hay không? Gia đình có đủ khả năng tài chính để theo học không?

“Quan trọng nhất là hãy xác định năng lực của bản thân của mình, sau đó hãy chọn ngành phù hợp vì ngành ‘hot’ hôm nay chưa chắc đã phải là ngành ‘hot’ trong 5 năm nữa”, Phó giáo sư Nguyễn Phú Khánh nói.

Sẵn sàng linh hoạt thích nghi

Bên cạnh băn khoăn trước sức hút của các ngành “hot”, sự liên tục biến động của thị trường lao động với những ngành nghề có nguy cơ mất đi cũng là điều nhiều thí sinh và phụ huynh lo lắng trước ngưỡng cửa đại học.

Theo Phó giáo sư Vũ Thị Hiền, có phụ huynh đặt câu hỏi nên cho con học ngành rộng hay ngành hẹp vì sợ ngành rộng thì khi ra trường quá mông lung trong khi ngành hẹp lại khó ứng biến trong cơ hội nghề nghiệp? Nên học ngành Quản trị kinh doanh hay học ngành sâu hơn về Quản trị nhân sự, Quản trị ngân hàng?

Nhận định những lo lắng trên là bài toán rất thực tế cho thí sinh và phụ huynh khi học đại học đồng nghĩa với các em sẽ mất khoảng thời gian 4-5 năm và nguồn tài chính không nhỏ, Trưởng phòng Đào tạo Trường Đại học Ngoại thương khuyên thí sinh và phụ huynh hãy là người tiêu dùng thông minh.

Lĩnh vực Kinh doanh và Quản lý chiếm tỷ lệ thí sinh nhập học nhiều nhất với 23,57%. Năm 2022, đây cũng là lĩnh vực thu hút thí sinh nhiều nhất với 24,54%.

Theo bà Hiền, phụ huynh có thể xem chương trình đào tạo của các trường. Dù là ngành rộng hay ngành hẹp thì hai năm đầu đều hướng tới đào tạo nền tảng kiến thức vững vàng cho sinh viên trong lĩnh vực được học. Trong quá trình học, chương trình phải có đủ sự linh hoạt để giúp sinh viên lựa chọn các chuyên môn sâu mà mình yêu thích hoặc có khả năng ứng phó rất nhanh nếu nhu cầu thị trường lao động thay đổi. Bên cạnh đó cần quan tâm đến chất lượng của đội ngũ giảng viên, môi trường học tập.

“Các em không nên học một ngành duy nhất mà nên chọn cách tiếp cận liên ngành. Học kinh tế nhưng các em có thể học thêm luật, khoa học dữ liệu, không nhất thiết phải học thêm một bằng mà học đủ lượng kiến thức để có thể có năng lực ứng phó trong tương lai,” Phó giáo sư Vũ Thị Hiền nói.

Cũng theo Phó giáo sư Vũ Thị Hiền, thí sinh không nên quan niệm học một ngành có nghĩa là sẽ bị bó buộc với ngành đó mà luôn có sự linh động.

z5256935686752_abb67e24fc36bf8c0c3b64a672a9de07.jpg

Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học Nguyễn Thu Thuỷ và lãnh đạo các trường đại học tư vấn cho thí sinh trong Ngày hội Tư vấn Tuyển sinh-hướng nghiệp 2024. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Đây cũng là lời khuyên của Phó giáo sư Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo. Theo bà Thủy, các trường đại học hiện nay trong quá trình đào tạo đều kết hợp nhiều yếu tố khác nhau từ nhiều lĩnh vực để trang bị cho sinh viên nền tảng rộng và phương pháp tự học.

“Tất nhiên khi ra trường các em cần một công việc để làm, để nuôi sống bản thân và cống hiến cho xã hội nhưng trong quá trình học các em có thể học thêm kiến thức công nghệ, kỹ năng mềm liên quan đến lĩnh vực mình theo đuổi, thêm các nghiên cứu chuyên sâu thì khi bước ra đường đời các em có nhiều lựa chọn về nghề nghiệp hơn rất nhiều,” Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học nói.

Cũng theo bà Thủy, việc học không chỉ dừng lại ở tấm bằng đại học mà là học tập suốt đời, phải liên tục cập nhật, nhất là trong thời đại công nghệ phát triển như vũ bão hiện nay. Học đại học chỉ là bước đầu tiên trang bị cho sinh viên nền tảng quan trọng nhất và phương pháp để đi con đường dài hơi là phát triển nghề nghiệp, phát triển bản thân. Học một ngành nhưng có thể làm được nhiều nghề.

“Các em không chỉ dừng lại ở đại học mà phải tiến xa hơn nữa vì sự phát triển của chính mình. Đó mới là mục tiêu lớn nhất,” Phó giáo sư Nguyễn Thu Thủy nói.

Copy & Share

Hi, I'm David Smith

I'm David Smith, husband and father , I love Photography,travel and nature. I'm working as a writer and blogger with experience of 5 years until now.

ads

Get The Best Blog Stories into Your inbox!

Sign up for free and be the first to get notified about new posts.