Soạn văn bài: Xưng hô trong hội thoại
- David Smith
- February 10, 2022
- 15 min Read
- 2 comments
I. Từ ngữ xưng hô và việc sử dụng từ ngữ xưng hô:
Câu 1 (trang 38 sgk Ngữ văn lớp 9 Tập 1):
Một số từ ngữ dùng đế xưng hô trong tiếng Việt: tôi, mình, cậu, tớ, anh, chị, chúng tôi, bọn mày, bọn tao...
- Khi để xưng, người nói dùng: tôi, mình, tớ.... với người đối thoại gọi là cậu, anh, chị....
- Nếu dùng ở số nhiều: chúng tôi, bọn mày, bọn tao...
Câu 2 (trang 38 sgk Ngữ văn lớp 9 Tập 1):
* Từ ngữ xưng hô trong hai đoạn:
- Dế Mèn - nhân vật kể chuyện xưng "tôi"
- Dế Mèn xưng hô với Dế Choắt: ta - chú mày trong đoạn trích (1), tôi - anh trong đoạn trích (2).
- Dế Choắt xưng hô với Dế Mèn: em - anh trong đoạn trích (1), tôi - anh trong đoạn trích (2).
* Phân tích và giải thích sự thay đổi từ ngữ xưng hô.
- Trong đoạn trích thứ nhất, sự xưng hô của hai nhân vật rất khác nhau, đó là sự xưng hô bất bình đẳng của một kẻ ở vị thế yếu, cảm thấy mình thấp hèn, cần nhờ vả người khác và một kẻ ở vị thế mạnh, kiêu căng và hách dịch. Nhưng trong đoạn trích thứ hai, sự xưng hô thay đổi hẳn, đó là sự xưng hô bình đẳng (tôi - anh), không ai thấy mình thấp hơn hay cao hơn người đôi thoại.
- Có sự thay đổi về xưng hô như vậy vì tình huống giao tiếp thay đổi, vị thế của hai nhân vật không còn như trong đoạn trích thứ nhất nữa. Dế Choắt không còn coi mình là đàn em, cần nhờ vả, nương tựa Dế Mèn nữa mà nói với Dế Mèn những lời trăng trối với tư cách là một người bạn.
II.Tổng hợp kiến thức
- Tiếng Việt có một hệ thống từ ngữ xưng hô rất phong phú, tinh tế và giàu sắc thái biểu cảm.
- Xưng hô trong hội thoại là vấn đề rất quan trọng đối với người Việt Nam. Việc sử dụng các từ xưng hô gắn liền với các tình huống giao tiếp. Nó giúp con người bộc lộ thái độ, tình cảm nhưng cũng đặt ra những tình huống nan giải, không chỉ với người nước ngoài học tiếng Việt mà ngay cả với chính người Việt Nam.
- Có ý thức về vấn đề trên, ta sẽ lựa chọn cách xưng hô phù hợp với đối tượng giao tiếp, nội dung giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp.
- Từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt vô cùng phong phú, đa dạng mà còn tinh tế, giàu sắc thái biểu cảm. Nhưng trong giao tiếp cần chú ý đến đối tượng và tình huống giao tiếp để xưng hô cho đúng, phù hợp nhất.
- Một số từ thường dùng trong xưng hô, giao tiếp như: Tôi, cậu, tớ, mình, bạn, chúng ta, chúng tôi, ta, chúng ta, chúng nó, chúng mày, anh ấy, cậu ấy, chị ấy…
-
Cách dùng:
-
Ngôi thứ nhất: tôi, tao,... chúng tôi, chúng tao...
- Ví dụ: Anh cho tôi xin.
-
Ngôi thứ hai: Mày, mi, chúng mày,...
- Ví dụ: Mi ngoan ngoãn ăn hết chỗ này nhé!
-
Ngôi thứ ba: nó, hắn, chúng nó, họ,...
- VD: Nó bị điểm kém trong kì thi vừa rồi.
-
Suồng sã: mày, tao,...
- VD: Mày đã đọc xong chưa?
-
Thân mật: anh, chị, em, cậu, tớ, mình,...
- VD: Chị giúp em giải bài tập này với nhé
-
Trang trọng: quí ông, quí bà, quí vị...
- VD: Kính thưa quí vị, buổi biểu diễn hôm nay xin phép được bắt đầu
-
Ngôi thứ nhất: tôi, tao,... chúng tôi, chúng tao...