Soạn văn bài: Sự phát triển của từ vựng
Văn Học Ngữ văn tập 1

Soạn văn bài: Sự phát triển của từ vựng

I. Sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ

Câu 1 (trang 55 sgk Ngữ văn 9 Tập 1)

* Trong bài thơ “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác”  của Phan Bội Châu (Ngữ Văn 8, tập một) có câu “Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế”.

Từ “kinh tế” trong bài thơ có nghĩa từ cụm từ “kinh bang tế thế” nghĩa là trị nước cứu đời.Ngày nay từ kinh tế không được dùng với nghĩa như thời cụ Phan Bội Châu đã dùng, mà dùng để chỉ toàn bộ các hoạt dộng của con ngươi trong lao động sản xuât, trao đổi, phân phối các sản phẩm làm ra.
Như vậy, chúng ta có thể rút ra nhận xét: Nghĩa của từ thay đổi theo thời gian, có thể mất đi nét nghĩa nào đó và cũng có thể được thêm vào những ý nghĩa mới.

 Câu 2 (trang 55 sgk Ngữ văn 9 Tập 1)

a. Từ xuân trong câu : “ … chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân” chỉ mùa xuân, khoảng thời gian chuyển tiếp từ đông sang hè thời tiết ấm dần, mở đầu một năm : là nghĩa gốc.
Từ xuân trong câu 2 :… “Ngày xuân em hãy còn dài… “ chỉ tuổi tác, ý nói tuổi trẻ : nghĩa chuyển.Chuyển theo phương thức: Ẩn dụ
b. Từ tay trong câu thứ nhất “… khăn hồng trao tay” chỉ một bộ phận gắn với phần trên của cơ thể, từ vai đến các ngón, dùng để cầm, nắm là nghĩa gốc
. Từ tay trong câu thứ 2 “ … cũng phường bán thịt cũng tay buôn người “chỉ người chuyên hoạt động hay người giỏi, thạo về một môn, một nghề nào đó là nghĩa chuyển. Chuyển theo phương thức: Hoán dụ

→ Sự chuyển nghĩa của từ thường diễn ra theo hai kiểu quan hệ: ẩn dụ và hoán dụ.

II. Tổng hợp kiến thức cần nhớ 

Trong hoạt động giao tiếp ngôn ngữ của xã hội, thường xuyên xuất hiện những nhu cầu về từ và cách diễn đạt để biểu thị những sự vật, hiện tượng hay khái niệm mới, cũng như để tạo ra những hiệu quả giao tiếp mới. Sự biến đổi ý nghĩa của từ thực chất là lấy một từ để biểu đạt một số loại sự vật có quan hệ gần gũi với nhau về một phương diện nào đấy, cho nên giữa các nghĩa của từ nhiều nghĩa vẫn có những mối liên quan nhất định. Sự khác nhau giữa các nghĩa của từ nhiều nghĩa không phải là sự khác nhau hoàn toàn: sự biến đổi ý nghĩa ở đây thường đi theo xu hướng làm thay đổi một thành phần ý nghĩa nào đấy của từ. Do đó, nói đến phương thức chủ yếu phát triển nghĩa của từ ta có thể xét tới 2 phương thức:

Phương thức ẩn dụ: là cách gọi tên hiện tượng, sự vật này bằng tên, hiện tượng hay sự vật khác có nét tương đồng nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho biểu đạt.

  • Ví dụ 1: "Thuyền về có nhớ bến chăng, bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền"=> Trong câu thơ trên ta có thể hiểu thuyền là người con trai, luôn luôn di chuyển đến nhiều nơi, còn bến là ẩn dụ chỉ cô gái chỉ cố định một chỗ.
  • Ví dụ 2: “ ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng, thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”=> Hình ảnh ẩn dụ là “mặt trời, đỏ”, ẩn dụ hình ảnh Bác Hồ tỏa sáng như mặt trời, mang lại ánh sáng cho đất nước, người dân Việt Nam.

Phương thức hoán dụ: là biện pháp tu từ gọi tên hiện tượng, sự vật, khái niệm này bằng tên của một hiện tượng, sự vật khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm làm tăng tính gợi hình, gợi cảm cho diễn đạt.

  • Ví dụ 1: “Bàn tay ta làm nên tất cả, có sức người sỏi đá cũng thành cơm”=> Bàn tay là một bộ phận của cơ thể, qua bàn tay để nói về sức lao động của con người. “ Có sức người sỏi đá cũng thành cơm” ca ngợi sức mạnh của lao động, ở đây là sức lao động của nhà nông.
  • Ví dụ 2: Nam lớp tôi là một tay cờ vua cực phách của trường=> Bàn tay là một bộ phận của cơ thể, qua bàn tay để nói về sức lao động của con người nhưng " tay cờ vua" ở đây dùng theo nghĩa chuyển, lấy bộ phận gọi toàn thể.

Copy & Share

Hi, I'm David Smith

I'm David Smith, husband and father , I love Photography,travel and nature. I'm working as a writer and blogger with experience of 5 years until now.

ads

Get The Best Blog Stories into Your inbox!

Sign up for free and be the first to get notified about new posts.