Bài 43: Thực hành: Tính chất hóa học của hiđrocacbon
- David Smith
- February 10, 2022
- 15 min Read
- 2 comments
Tổng hợp kiến thức Bài 43: Thực hành: Tính chất hóa học của hiđrocacbon
1. Tính chất của metan
- Tác dụng với oxi: Tạo thành khí CO2 và H2O, tỏa nhiều nhiệt.
CH4 + 2O2 → CO2 + 2H2O
- Tác dụng với clo khi có ánh sáng: (phản ứng thế)
CH4 + Cl2 → HCl + CH3Cl (metyl clorua)
2. Tính chất của etilen
- Tác dụng với oxi:
C2H4 + 3O2 →t0 2CO2 + 2H2O
-
Tác dụng với dung dịch brom: làm mất màu dung dịch brom
CH2=CH2 + Br2 → Br – CH2 – CH2 – Br
- Phản ứng trùng hợp tạo thành polime:
nCH2=CH2 →t0,xt,p –(CH2 – CH2)–n
3. Tính chất của axetilen
a, Tính chất hóa học
- Tác dụng với oxi tạo CO2 và H2O:
2C2H2 + 5O2 →t0 4CO2 + 2H2O
- Tác dụng với dung dịch brom: Làm mất màu dùng dịch brom
HC=CH + Br2 → Br – CH=CH – Br (đibrom etilen)
HC=CH + Br2 → Br2CH – CHBr2 (tetra brometan)
b, Điều chế
- Trong phòng thí nghiệm và trọng công nghiệp,cho canxi cacbua phản ứng với nước.
CaC2 + 2H2O → C2H2 + Ca(OH)2
4. Tính chất của benzen
a, Tính chất vật lý
- Benzen C6H6 là chất lỏng, không màu, không tan trong nước, nhẹ hơn nước, độc.
b, Tính chất hóa học
- Phản ứng cháy:
2C6H6 + 15O2 →t0 12CO2 + 6H2O
- Phản ứng thế với với brom:
C6H6 (l) + Br2 (l) → HBr + C6H5Br (brom bezen)
- Phản ứng cộng: trong điều kiện thích hợp benzen có phản ứng cộng với một số chất như H2, Cl2.
C6H6 + 3H2 →t0,NiC6H12
CÁC THÍ NGHIỆM:
Thí nghiệm 1: Điều chế axetilen
Cho vào ống nghiệm có nhánh (khô) (ống A) hai hoặc ba mẩu CaC2. Sau đó lắp dụng cụ như hình vẽ 4.25a. Nhỏ từng giọt nước từ ống nhỏ giọt vào ống nghiệm. Thu được khi axetilen thoát ra vào ống nghiệm (B) bằng cách đẩy nước.
- Quan sát khí axetilen thu được và nhận xét.
Dụng cụ, hóa chất:
- Dụng cụ: Ống nghiệm, ống nghiệm có nhánh, giá thí nghiệm, chậu nước, nút cao su,.........
- Hóa chất: CaC2 và nước
Cách tiến hành:
- Cho vào ống nghiệm có nhánh (khô) (ống A) hai hoặc ba mẩu CaC2
- Lắp như hình sau:
- Nhỏ từng giọt nước từ ống nhỏ giọt vào ống nghiệm
- Thu khí axetilen bằng phương pháp đẩy nước.
Hiện tượng – giải thích:
- Hiện tượng: Có khí không màu thoát ra, không tan trong nước, đẩy nước trong ống nghiệm ra ngoài.
- Giải thích: Vì CaC2 tác dụng với nước theo PTHH:
CaC2 + 2H2O → Ca(OH)2 + C2H2
Kết luận:
- Trong phòng thí nghiệm điều chế axetilen bằng cách cho CaC2 tác dụng với nước.
Thí nghiệm 2: Tính chất của axetilen
a, Tác dụng với dung dịch brom
Dẫn khí axetilen thoát ra ở ống nghiệm (A) vào ống nghệm (C) dựng 2ml dung dịch brom.
- Quan sát và ghi chép các hiện tưởng xảy ra.
b, Tác dụng với oxi (phản ứng cháy)
Dẫn axetilen qua ống thủy tinh vuốt nhọn rồi châm lửa đốt khí axetilen thoát ra.
- Quan sát màu ngọn lửa.
a, Tác dụng với dung dịch brom:
Dụng cụ, hóa chất:
- Hóa chất: CaC2, nước, dd brom
- Dụng cụ: ống nghiệm, giá thí nghiệm, kẹp gỗ,....
Cách tiến hành:
- Dẫn khí axetilen thoát ra ở ống nghiệm (A) vào ống nghệm (C) dựng 2ml dung dịch brom.
Hiện tượng – giải thích:
- Hiện tượng: Dung dịch brom có màu vàng cam, sau đó nhạt dần
- Giải thích: axetilen tác dụng với dung dịch brom tạo dung dịch không màu
- PTHH:
C2H2 + 2Br2 → C2H2Br
b, Tác dụng với oxi (phản ứng cháy):
Dụng cụ, hóa chất:
- Hóa chất: CaC2, nước
- Dụng cụ: Ống nghiệm, giá thí nghiệm, diêm, ......
Cách tiến hành:
- Dẫn axetilen qua ống thủy tinh vuốt nhọn rồi châm lửa đốt khí axetilen thoát ra.
Hiện tượng – giải thích:
- Hiện tượng: axetilen cháy với ngọn lửa sáng, phản ứng tỏa nhiều nhiệt
- Giải thích: vì axetilen cháy sáng trong không khí sinh ra khí CO2 và H2O
- PTHH:
2C2H2 + 5O2 →t0 4CO2 + 2H2O
Thí nghiệm 3: Tính chất vật lí của benzen
Cho 1ml benzen vào ống nghiemj dựng 2ml nước cất, lắc kĩ. Cho tiếp 2ml dung dịch brom loãng vào ống nghiệm, lắc kĩ. Sau đó để yên, quan sát màu sắc của dung dịch.
Dụng cụ, hóa chất:
- Hóa chất: benzen, dung dịch brom, nước cất.
- Dụng cụ: ống nghiệm, kẹp gỗ,....
Cách tiến hành:
- Cho 1ml benzen vào ống nghiệm đựng 2ml nước cất, lắc kĩ.
- Cho tiếp 2ml dung dịch brom loãng vào ống nghiệm, lắc kĩ.
- Sau đó để yên, quan sát màu sắc của dung dịch.
Hiện tượng – giải thích:
-
Hiện tượng: Khi cho benzen vào nước, benzen không tan, nhẹ hơn nước và nổi trên mặt nước.
Khi cho vài giọt dung dịch brom vào ống nghiệm thì dung dịch có màu vàng nâu nổi lên trên.
- Giải thích: Vì benzen không tan trong nước, nhẹ hơn nước, nổi lên trên mặt nước. Benzen tác dụng với nước brom tạo dung dịch màu vàng nâu
C6H6 (l) + Br2 (l) → HBr + C6H5Br (brom bezen)