Trường ĐH KHXH&NV đổi tên ngành ‘chất lượng cao’, trường ĐH Kinh tế - Luật mở ngành mới Quản lý công
- David Smith
- February 10, 2022
- 15 min Read
- 2 comments
Chương trình Chất lượng cao ở các ngành: Ngôn ngữ Anh, Trung Quốc, Đức, Quan hệ quốc tế, Nhật Bản học, Quản trị Dịch vụ du lịch và lữ hành sẽ đổi tên thành Chương trình chuẩn quốc tế. Riêng chương trình chất lượng cao ngành Báo chí được đổi thành chương trình Báo chí - tăng cường tiếng Anh.
Phòng tuyển sinh trường ĐH KHXH&NV (ĐHQG TP. HCM) cho biết, việc này được thực hiện theo quy định của Bộ GD - ĐT, tháng 6/2023, về bãi bỏ Chương trình chất lượng cao, theo tiêu chí của Bộ. Thay vào đó, các trường được tự chủ xây dựng, phát triển chương trình đào tạo.
Bên cạnh đó, trường giữ ổn định 5 phương thức tuyển sinh, gồm: Tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển thẳng (1 - 5% chỉ tiêu); ưu tiên xét tuyển theo quy định của ĐHQG TP. HCM (15-20%); ưu tiên xét tuyển theo quy định của trường (1-5%); xét điểm thi đánh giá năng lực ĐHQG TP. HCM (35 - 50%); xét điểm thi tốt nghiệp THPT (40 - 55%).
Tổng chỉ tiêu dự kiến năm 2024 của trường ĐH KHXH&NV (ĐHQG TP. HCM) là gần 3.700 sinh viên, tăng 100 so với năm trước.
Ngoài ra, Trung tâm Đào tạo quốc tế cũng tuyển 180 sinh viên cho bốn chương trình liên kết quốc tế 2+2, ở các ngành: Truyền thông (chuyên ngành Báo chí), Quan hệ quốc tế, Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Trung Quốc.
Năm 2023, điểm chuẩn theo điểm thi tốt nghiệp THPT của trường dao động 21 - 28 điểm, cao nhất là ngành Báo chí (tổ hợp C00).
Trường ĐH Kinh tế - Luật (ĐHQG TP. HCM) năm nay tiếp tục giữ ổn định năm phương thức tuyển sinh, bao gồm:
- Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển thẳng (tối đa 5% tổng chỉ tiêu). Trong đó, trường xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển theo quy chế tuyển sinh đại học chính quy của Bộ GD - ĐT. Đồng thời, trường ưu tiên xét tuyển thẳng học sinh giỏi, tài năng theo quy định ĐHQG TP. HCM.
Trường ưu tiên xét tuyển theo quy định của ĐHQG TP. HCM (tối đa 20% tổng chỉ tiêu).
Trường xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT 2024 (30% đến 50% tổng chỉ tiêu).
Bên cạnh đó, trường xét tuyển dựa trên kết quả Kỳ thi Đánh giá năng lực do ĐHQG TP. HCM tổ chức năm 2024 (tối đa 50% tổng chỉ tiêu).
Ngoài ra, trường xét tuyển dựa trên kết quả chứng chỉ quốc tế (IELTS, TOEFL…) kết hợp với kết quả học THPT hoặc xét chứng chỉ SAT/ACT/bằng tú tài quốc tế (IB)/ chứng chỉ A-Level (tối đa 10% tổng chỉ tiêu, trong đó không quá 50% tổng chỉ tiêu của các chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh).
Năm 2024, tổng chỉ tiêu tuyển sinh đại học chính quy dự kiến của trường là 2.600 (tăng 200 chỉ tiêu so với năm 2023).
Đồng thời, trường bắt đầu nhận nhiệm vụ tuyển sinh ngành Quản lý công theo quyết định của ĐHQG TP. HCM về việc sáp nhập bộ môn Khoa học Hành chính và Quản trị từ khoa Chính trị – Hành chính, thuộc ĐHQG TP. HCM.