Soạn văn bài: Nghị luận về một tư tưởng đạo lí
- David Smith
- February 10, 2022
- 15 min Read
- 2 comments
I- NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG ĐẠO LÝ
Trả lời:
a. Bài văn bàn về vấn đề vai trò của tri thức và người trí thức trong đời sống xã hội.
b.Có thể chia văn bản Tri thức là sức mạnh thành 3 phần:
- Phần mở bài (đoạn mở đầu): đặt vấn đề “tri thức là sức mạnh”;
- Phần thân bài (hai đoạn tiếp): Chứng minh tri thức đúng là sức mạnh trong công việc và khẳng định tri thức là sức mạnh cách mạng.
- Phần kết bài (đoạn còn lại): Phê phán những người chưa biết quý trọng tri thức và sử dụng tri thức không đúng mục đích.
c. Các câu mang luận điểm:
- Nhà khoa học người Anh Phơ-răng-xít Bê-cơn (thế kỉ XVI – XVII) đã nói một câu nổi tiếng: “Tri thức là sức mạnh”. Sau này Lê-nin, một người thầy của cách mạng vô sản thế giới, lại nói cụ thể hơn: “Ai có tri thức thì người ấy có được sức mạnh”. Đó là một tư tưởng sâu sắc. Tuy vậy, không phải ai cũng hiểu được tư tưởng ấy.
- Tri thức đúng là sức mạnh.
- Tri thức cũng là sức mạnh của cách mạng.
- Tri thức có sức mạnh to lớn như thế nhưng đáng tiếc là còn không ít người chưa biết quý trọng tri thức.
=> Các luận điểm trên diễn đạt rõ ràng, dứt khoác ý kiến của người viết
d. Phép lập luận chính là phép chứng min. Cách lập luận đó giúp người đọc nhận thức được vai trò của tri thức và người tri thức đối với sự tiến bộ của xã hội.
e. Sự khác nhau:
- Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống: xuất phát từ thực tế trong đời sống.
- Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí: dùng giải thích, chứng minh…làm sáng tỏ các tư tưởng, đảo lí quan trọng đối với đời sống con người
II. Nội dung cần nhớ
Nghị luận về một tư tưởng đạo lí có thể đề cập đến các vấn đề của đời sống xã hội như: đạo đức, tư tưởng, văn hoá, nhân sinh quan, thế giới quan,…
VD:
- Về nhận thức (lí tưởng, mục đích sống)
- Về tâm hồn, tính cách, phẩm chất (lòng nhân ái, vị tha, độ lượng, tính trung thực, dũng cảm chăm chỉ , cần cù,…)
- Về quan hệ gia đình, quan hệ xã hội (tình mẫu tử, tình anh em, tình thầy trò, tình bạn, tình đồng bào,…)
- Về lối sống, quan niệm sống,…
Về hình thức: bố cục gồm 3 phần rõ rệt, có luận điểm, luận cứ trình bày rõ ràng, rành mạch.
Về nội dung: Cần làm sáng tỏ các vấn đề tư tưởng, đạo lí bằng cách giải thích, chứng minh, so sánh, đổi chiếu, phân tích,... để chỉ ra chỗ đúng (hay chỗ sai) của một tư tưởng nào đó, nhằm khẳng định tư tưởng của người viết bằng các thao tác lập luận cơ bản như:
- Sử dụng thao tác lập luận giải thích để làm rõ ý nghĩa vấn đề, các nghĩa nghĩa tường minh, hàm ẩn (nếu có)
- Sử dụng thao tác lập luận phân tích để chia tách vấn đề thành nhiều khía cạnh, nhiều mặt, chỉ ra các biểu hiện cụ thể của vấn đề
- Sử dụng thao tác lập luận chứng minh để làm sáng tỏ vấn đề.
- Huy động, lựa chọn, sử dụng hệ thống lí lẽ và dẫn chứng thích hợp, tiêu biểu, đủ sức thuyết phục người đọc, người nghe.
- Sử dụng thao tác lập luận so sánh, bình luận, bác bỏ để đối chiếu với các vấn đề khác cùng hướng hoặc ngược hướng, phủ định cách hiểu sai lệch, bàn bạc tìm ra phương hướng,…
Sự khác nhau giữa nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống và nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí:
- Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống: xuất phát từ thực tế trong đời sống.
- Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí: dùng giải thích, chứng minh…làm sáng tỏ các tư tưởng, đảo lí quan trọng đối với đời sống con người