Soạn văn bài: Tổng kết từ vựng (tiếp theo)
Văn Học Ngữ văn tập 1

Soạn văn bài: Tổng kết từ vựng (tiếp theo)

A. Soạn bài Tổng kết về từ vựng (tiếp theo) ngắn gọn

I. Sự phát triển của từ vựng

Câu 1 (trang 135 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):

Soạn bài Tổng kết về từ vựng (tiếp theo) hay, ngắn gọn (ảnh 1)

Câu 2 (trang 135 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):

- Phát triển nghĩa của từ: từ “vua” được phát triển nghĩa với các nghĩa:

+ Nghĩa gốc: người đứng đầu nhà nước, thường lên cầm quyền bằng con đường kế vị (Ví dụ: nhà vua…).

+ Nghĩa chuyển: người được coi là nhất, không ai hơn trong một chuyên môn nào đó (Ví dụ: vua đầu bếp…).

- Phát triển số lượng từ ngữ:

+ Tạo ra từ ngữ mới: điện thoại di động là từ mới được tạo từ “điện thoại” và “di động”.

+ Mượn từ ngữ nước ngoài: Từ “marketing” dùng để chỉ việc nghiên cứu một cách có hệ thống những điều kiện để tiêu thụ hàng hóa, chẳng hạn nghiên cứu nhu cầu, thị hiếu của khách hàng.

Câu 3 (trang 135 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):

Không có ngôn ngữ nào mà từ mượn chỉ phát triển theo cách phát triển số lượng. Nếu như vậy thì mỗi từ ngữ chỉ có một nghĩa và số lượng từ ngữ sẽ rất lớn, trí nhớ con người không thể nào nhớ hết.

II. Từ mượn

Câu 1 (trang 135 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):

- Từ mượn là những từ được vay mượn của tiếng nước ngoài để biểu thị những sự vật, hiện tượng, đặc điểm mà tiếng Việt chưa có từ thật thích hợp để biểu thị.

- Bộ phận từ mượn quan trọng nhất của tiếng Việt là từ mượn tiếng Hán (từ gốc Hán và từ Hán Việt)

Câu 2 (trang 135 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):

* Nhận định đúng là: c. Tiếng Việt vay mượn từ ngữ của các ngôn ngữ khác là để đáp ứng nhu cầu giao tiếp của người Việt.

Câu 3 (trang 136 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):

- Các từ mượn như săm, lốp, (bếp) ga, xăng, phanh… đã được Việt hóa.

- Các từ mượn như a-xít, ra-đi-ô, vi-ta-min mượn theo hình thức phiên âm tiếng nước ngoài.

III. Từ Hán Việt

Câu 1 (trang 136 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):

- Trong tiếng Việt có một khối lượng khá lớn các từ Hán Việt. Các tiếng để cấu tạo nên từ Hán Việt được gọi là yếu tố Hán Việt.

- Phần lớn các yếu tố Hán Việt không thể dùng độc lập mà dùng để cấu tạo từ ghép.

- Ví dụ: phụ mẫu (cha mẹ), huynh đệ (anh em)...

Câu 2 (trang 136 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):

- Quan điểm đúng là: b. Từ Hán Việt là bộ phận quan trọng của lớp từ mượn gốc Hán.

IV. Thuật ngữ và biệt ngữ xã hội

Câu 1 (trang 136 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):

- Thuật ngữ là những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học công nghệ, thường được dùng trong các văn bản khoa học công nghệ.

+ Ví dụ: từ “nhà văn” là thuật ngữ Văn học, Véc-tơ là thuật ngữ Toán học…

- Biệt ngữ xã hội là những từ chỉ được dùng trong một tầng lớp nhất định.

+ Ví dụ: Tầng lớp xã hội đen gồm cớm (tội phạm dùng để chỉ lực lượng công an), hàng (chỉ các loại ma túy, thuốc phiện…)

Câu 2 (trang 136 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):

* Vai trò của thuật ngữ trong đời sống xã hội hiện nay:

- Trong một lĩnh vực khoa học công nghệ nhất định, mỗi thuật ngữ dùng để biểu thị một khái niệm và ngược lại, mỗi khái niệm chỉ được biểu thị bằng một thuật ngữ.

- Thuật ngữ là điều không thể thiếu khi muốn nghiên cứu và phát triển khoa học công nghệ.

- Phải dùng đúng thuật ngữ và tránh không được lạm dụng.

Câu 3 (trang 136 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):

Một số từ ngữ là biệt ngữ xã hội của tầng lớp của học sinh:

- quay (chép bài của người khác hoặc chép tài liệu)

- chém gió (nói chuyện, tán gẫu với nhau)...

V. Trau dồi vốn từ

Câu 1 (trang 136 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):

Các hình thức trau dồi vốn từ gồm:

- Rèn luyện để nắm vững nghĩa của từ và cách dùng từ.

- Rèn luyện để nắm vững nghĩa của từ và cách dùng từ.

Câu 2 (trang 136 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):

- Bách khoa toàn thư: từ điển cung cấp tri thức khoa học các ngành một cách tương đối toàn diện và có hệ thống.

- Bảo hộ mậu dịch: chính sách bảo vệ sản xuất trong nước chống lại sự cạnh tranh của hàng hóa nước ngoài trên thị trường nước mình.

- Dự thảo: thảo ra để thông qua (động từ), bản thảo đưa ra để thông qua (danh từ).

- Đại sứ quán: cơ quan đại diện chính thức và toàn diện của một nhà nước ở nước ngoài do một đại sức đặc mệnh toàn quyền đứng đầu

- Hậu duệ: con cháu đời sau của người đã mất

- Khẩu khí: khí phách của con người toát ra qua lời nói.

- Môi sinh: môi trường sinh sống của sự vật.

Câu 3 (trang 136 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):

Sửa lỗi dùng từ trong các câu sau.

a.

- Lỗi: dùng sai từ “béo bổ”

- Chữa lỗi: thay bằng từ “béo bở”

b.

- Lỗi: dùng sai từ “đạm bạc”

- Chữa lỗi: thay bằng từ “tệ bạc”

c.

- Lỗi: dùng sai từ “tấp nập”

- Chữa lỗi: thay bằng từ “liên tiếp”

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Tổng kết về từ vựng (tiếp theo)

- Từ tượng thanh là mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người.

- Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật.

- So sánh: đối chiếu sự vật này với sự vật khác có nét tương đồng nhằm tăng tính chất gợi cảm (Ví dụ: Trẻ em như búp trên cành)

- Ẩn dụ: gọi tên sự vật này bằng tên sự vật khác có nét tương đồng nhằm tăng sức gợi cảm (Ví dụ: Thuyền ai trên bến sông trăng đó/ Có trở trăng về kịp tối nay?).

- Hoán dụ: gọi tên sự vật này bằng tên sự vật khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng tính gợi cảm (Ví dụ: Bàn tay ta làm nên tất cả/Có sức người sỏi đá cung thành cơm).

- Nói quá: nói quá mức độ, quy mô, tính chất của sự vật nhằm nhấn mạnh gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm (Ví dụ: Chỉ căm tức rằng chưa xả thịt lột da nốt gan uống máu quân thù).

- Nói giảm, nói tránh: cách diễn đạt tế nhị nhằm tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, tránh thô bạo, thiếu lịch sự (Ví dụ: Bác đã đi rồi sao Bác ơi?)

- Điệp ngữ: lặp lại từ ngữ để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh (Ví dụ: Trời xanh đây là của chúng ta Núi rừng đây là của chúng ta).

- Chơi chữ: dùng sự đồng âm và khác nghĩa của từ để tạo ra sắc thái hài hước dí dỏm (Ví dụ: Lợi thì có lợi nhưng răng chẳng còn)

 

Copy & Share

Hi, I'm David Smith

I'm David Smith, husband and father , I love Photography,travel and nature. I'm working as a writer and blogger with experience of 5 years until now.

ads

Get The Best Blog Stories into Your inbox!

Sign up for free and be the first to get notified about new posts.