Soạn văn bài: Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự
- David Smith
- February 10, 2022
- 15 min Read
- 2 comments
I. Tìm hiểu yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự
1. Trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích:
a,
+ Những câu thơ miêu tả cảnh: 6 câu đầu.
+ Những câu thơ miêu tả tâm trạng của Kiều khi nhớ Kim Trọng, nhớ cha mẹ: 8 câu thơ cuối.
b, Những câu thơ tả cảnh là cơ sở để thể hiện tình cảm, tâm trạng của nhân vật.
+ Cảnh vật mênh mông, rộng lớn đối lập với tâm trạng cô đơn của Kiều.
+ Câu thơ tả cảnh là câu thơ bộc lộ tấm lòng Kiều, cảnh được nhìn qua lăng kính tâm trạng: chứa đựng sự u sầu, buồn bã.
=> Những câu thơ tả cảnh góp phần thể hiện nội tâm nhân vật, người buồn cảnh cũng buồn, người cô đơn cảnh cũng cô đơn, người lo âu sợ hãi cảnh cũng đầy sóng gió. Thực chất những câu thơ tả cảnh nhưng cũng chính là để tả tình, cái tình buồn bã, cô đơn, thân phận như hoa trôi nước chảy, không biết về đâu trước một tương lai mờ mịt.
c, Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự có tác dụng khắc họa sinh động, chân thật hình tượng nhân vật. Từ đó thể hiện được chiều sau những suy tưởng của nhân vật.
2. Cách miêu tả nội tâm lão Hạc là cách miêu tả gián tiếp qua nét mặt, cử chỉ: co rúm, những vết nhăn xô lại, ép cho nc mắt chảy ra , đầu ngoẹo, miệng mếu, bật khóc cho thấy nỗi buồn, sự dằn vặt đau đớn của lão Hạc sau khi bán cậu Vàng
II. Kiến thức cần nhớ
- Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự là tái hiện những ý nghĩ, cảm xúc và diễn biến tâm trạng của nhân vật. Đó là biện pháp quan trọng để xây dựng nhân vật, làm cho nhân vật sinh động.
- Người ta có thể miêu tả nội tâm trực tiếp bằng cách diễn tả ý nghĩa, cảm xúc, tình cảm của nhân vật, cũng có thể miêu tả nội tâm gián tiếp bằng cách miêu tả cảnh vật, nét mặt, cử chỉ, trang phục,... của nhân vật.