Văn Học
Ngữ văn tập 1
Soạn văn bài: Lục Vân Tiên gặp nạn
- David Smith
- February 10, 2022
- 15 min Read
- 2 comments
A. Ngắn gọn những nội dung chính
1. Giới thiệu chung
- Tác giả: Nguyễn Đình Chiểu (1822 - 1888) Tục gọi là Đồ Chiểu, Quê cha Thừa Thiên Huế, sinh ra và lớn lên ở quê mẹ - Gia Định. Ông là nhà thơ lớn của dân tộc. Ông để lại nhiều áng văn chương có giá trị, nhằm truyền bá đạo lí làm người như Truyện Lục Vân Tiên, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc…
- Đoạn trích: là phần thứ hai của truyện “Lục Vân Tiên”. Truyện kể về Vân Tiên và Tiểu đồng bị Trịnh Hâm hãm hại do lòng đố kị và ghen ghét tài năng của Vân Tiên.
-
Bố cục:
- Phần 1: 8 câu đầu: Trịnh Hâm hãm hại Vân Tiên
- Phần 2: Còn lại: Vân Tiên được vợ chồng ông chài cứu sống
2. Phân tích đoạn trích
a. Tội ác của Trịnh Hâm
- Hoàn cảnh của Lục Vân Tiên: tiền hết, mù lòa, bơ vơ nơi đất khách.
- Nguyên nhân xuất phát từ tính đố kị, ganh ghét tài năng, lo cho con đường tiến thân của mình ngay từ khi mới gặp Vân Tiên.
- Thái độ của Trịnh Hâm: so đo, tính toán, lo âu khi kết bạn với Vân Tiên, người được đánh giá là tài cao.
- Dù biết Vân Tiên bị mù nhưng Trịnh Hâm vẫn ra tay hãm hại, chứng tỏ sự độc ác dường như đã ngấm vào máu thịt, trở thành bản chất con người hắn.
=> Bản chất con người của Trịnh Hâm: độc ác, bất nhân, bất nghĩa.
b. Tấm lòng nhân hậu của Ngư Ông
- Khi vô tình cứu được Lục Vân Tiên: cả nhà nhốn nháo, hối hả lo chạy chữa để cứu sống Vân Tiên, mỗi người mỗi việc. Đó chính là tình cảm chân thành của gia đình Ngư Ông đối với người bị nạn.
- Khi biết được tình cảnh của Vân Tiên, Ngư Ông sẵn sàng cưu mang chàng mà không cần đền đáp.
- Tấm lòng bao dung, vị tha, hào hiệp của ông Ngư đối lập với tính ích kỉ, nhỏ nhen, độc ác của Trịnh Hâm.
B. Phân tích chi tiết nội dung bài học
1. Tội ác của Trịnh Hâm
Trịnh Hâm là một kẻ có tâm địa hèn hạ, xấu xa.
- Luôn ghen ghết, đố kị trước tài năng và con người của Lục Vân Tiên: tới mức Lục Vân Tiên mù lòa rồi, dã tâm của Trịnh Hâm vẫn chưa thỏa. Lục Vân Tiên đã bị mù, tiền bạc hết, thầy tớ bơ vơ. Với Vân Tiên, Trịnh Hâm lại là người quen cũ. Vậy mà gã họ Trịnh lại đang tâm lừa gạt, hãm hại con người tội nghiệp, đang trong cơn hoạn nạn, cần nhờ cậy sự giúp đỡ của hắn
- Hắn vừa ăn cướp vừa la làng, phản bội bạn bè, phản bội lời hứa của chính mình không ngần ngại đấy Lục Vân Tiên đến cái chết. Bản chất độc ác, lòng đố kị đã che mờ con mắt của hắn khiến hắn ta chẳng thế phân biệt đúng sai quên đi những bản chất tốt đẹp của con người sẵn sàng ra tay, làm những điều độc ác nhất.
2. Tấm lòng nhân hậu của Ngư Ông
- Một người nhân hậu, tốt bụng, sẵn sàng ra tay cứu giúp những người đang rơi vào hoàn cảnh khó khăn. Khi cứu được Lục Vân Tiên, cả gia đình không chỉ có mình ông đều vây quanh. Mỗi người một việc, gấp gáp, khẩn trương, hết mình vì sự sống của nạn nhân. Chưa biết nạn nhân là ai, chưa rõ nguyên cớ thế nào, nhưng thấy việc là làm, thấy người là cứu. Đó là bản tính của những con người lương thiện, những người lao động bình thường.
- Lời ông lão dứt khoát, bộc trực, đúng cách nói của người lao động, đúng giọng điệu của vùng quê Nam Bộ, nghe thấm thía tận cõi lòng. "Lòng lão chẳng mơ" là ông không ham muốn, ước mơ, mộng mị chút nào về tiền bạc, của cải. Ông chỉ "dốc lòng nhân nghĩa", thương người, cố hết sức cứu giúp con ngườị, luôn tìm việc nghĩa, hướng về điều thiện, thật hào hiệp.
- Cuộc sống của ông: rũ bỏ mọi danh lợi, tìm về sông nước để "rửa ruột sạch trơn", nay vào vịnh, mai ra khơi, ngày hứng gió mát, đêm bè bạn với trăng thanh, ngư ông đã chọn được một phong cách sống thật phóng khoáng, tự do. Tấm lòng ông trong sạch. Gia đình, nhà cửa, cả hình hài, thể xác lẫn tâm hồn như hòa nhập với biển trời, sông nước
=> Việc làm ấy hoàn toàn trái ngược với việc làm và dã tâm của Trịnh Hâm. Hành động của ông tuy lặng lẽ, âm thầm, trên một chiếc thuyền nan mỏng manh, nhưng có ý nghĩa lớn lao. Ông đã giúp cho điều thiện, người thiện chiến thắng cái ác, bọn người độc ác.
3. Tổng kết
- Nội dung: qua sự đối lập tính cách thiện ác giữ Trịnh Hâm và Ngư Ông, tác giả thể hiện niềm tin vào những điều tốt đẹp ở đời, giữa nhân cách cao cả và những toan tính thấp hèn, đồng thời thể hiện thái độ quý trọng và niềm tin của tác giả đối với nhân dân lao động. Đây cũng là đoạn thơ giàu cảm xúc, khoáng đạt, ngôn ngữ bình dị, dân dã.
-
Nghệ thuật:
- Tình tiết và diễn biến hành động hợp lí, nhanh gọn
- Ngôn ngữ thơ giản dị, mộc mạc
- Hình ảnh thơ đẹp, gợi cảm, giàu cảm xúc.
- Ý nghĩa: sự đối lập giữa cái thiện và cái ác, giữa những người cao cả và những kẻ thấp hèn, đặc biệt cảm nhận được niềm tin mãnh liệt của nhà thơ dành cho vẻ đẹp của những người dân lao động bình dị