Soạn văn bài: Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp
- David Smith
- February 10, 2022
- 15 min Read
- 2 comments
I. Cách dẫn trực tiếp
Câu hỏi (trang 53 sgk Ngữ văn lớp 9 Tập 1):
1. Trong đoạn trích a, bộ phận được in đậm là lời nói của nhân vật. Nó được ngăn cách với bộ phận đứng trước bằng dấu hai chấm và nằm trong dấu ngoặc kép.
2. Trong đoạn trích b, bộ phận in đậm là ý nghĩ của nhân vật. Nó được ngăn cách với bộ phận đứng trước bằng dấu hai chấm và nằm trong dấu ngoặc kép.
3.- Trong cả hai đoạn trích, có thể thay đổi vị trí giữa bộ phận in đậm và bộ phận đứng trước.
- Hai bộ phận ấy sẽ được ngăn cách bằng dấu gạch ngang (-).
II. Cách dẫn gián tiếp
Câu hỏi (trang 54 sgk Ngữ văn lớp 9 Tập 1):
1.- Trong phần trích a, phần in đậm là lời nói.
- Phần in đậm và phần đứng trước không bị tách bởi dấu gì
2.- Trong phần trích b, phần in đậm là ý nghĩ.
- Giữa phần được dẫn và phần lời của người dẫn có từ “rằng”.
- Trong trường hợp này có thể thay từ “là” vào vị trí từ “rằng”.
III. Tổng hợp kiến thức cần nhớ
Có hai cách dẫn lời nói hay ý nghĩ của một người, một nhân vật:
-
Dẫn trực tiếp, tức là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, lời nói trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép.
- Ví dụ: Hoạ sĩ nghĩ thầm: “Khách tới bất ngờ, chắc cu cậu không kịp quét tước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn”.
- Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhắc nhở mọi người: “Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng”.
-
Dẫn gián tiếp tức là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của hoặc nhân vật, có điều chỉnh cho thích hợp, lời dẫn gián tiếp không đặt trong dấu ngoặc kép.
- Ví dụ: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhắc nhở mọi người là chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.
- Tôi nói với cô ấy rằng tôi đã rất nhớ cô ấy