Soạn văn bài: Các phương châm hội thoại
Văn Học Ngữ văn tập 1

Soạn văn bài: Các phương châm hội thoại

– Phương châm hội thoại là những quy định mà người tham gia hội thoại phải tuân thủ thì cuộc giao tiếp mới thành công.

– Có 5 phương châm hội thoại chính:

+ Phương châm về lượng: khi giao tiếp, cần nói cho có nội dung; nội dung của lời nói phải đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa.

+ Phương châm về chất, khi giao tiếp, đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực.

+ Phương châm quan hệ: khi giao tiếp, cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề.

+ Phương cliâm cách thức: khi giao tiếp, cần chú ý nói mạch lạc, ngắn gọn, tránh cách nói mơ hồ.

+ Phương châm lịch sự: khi giao tiếp cần tế nhị và thể hiện sự tôn trọng người khác.

- Bảng tóm tắt các phương châm hội thoại

Tên phương châm Kiến thức Ví dụ
Phương châm về lượng Khi giao tiếp, cần nói cho có nội dung. Nội dung lời nói phải đúng như yêu cầu của giao tiếp, không thiếu, không thừa. Việt Nam có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp. (Vi phạm phương châm về lượng, thừa từ đẹp. Vì danh lam có nghĩa là cảnh đẹp)
Phương châm về chất Khi giao tiếp, đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực.

- “Ăn đơm, nói đặt”: Vu khống, đặt điều, bịa chuyện.

- “Ăn ốc nói mò”: Nói không có căn cứ

- “Ăn không nói có”: Vu khống, bịa đặt

Phương châm quan hệ Khi giao tiếp, cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tranh nói lạc đề. “Ông nói gà bà nói vịt” (nói không đúng đề tài giao tiếp, mỗi người nói một nẻo)
Phương châm cách thức                   Khi giao tiếp, cần chú ý nói ngắn gọn, rành mạch tránh nói mơ hồ.                        

- Ăn nên bát nói nên lời (Khuyên nói năng rành mạch, rõ ràng).

- Dây cà ra dây muống (Nói năng dài dòng, rườm rà.)

- Lúng túng như ngậm hạt thị (Nói ấp úng không thành lời.)

Phương châm lịch sự Khi giao tiếp, cần tế nhị và tôn trọng người khác.

Hỏi tên, rằng:  Mã Giám Sinh

Hỏi quê, rằng: Huyện Lâm Thanh cũng gần

-> Vi phạm  phương châm lịch sự: nói năng cộc lốc.

– Để giao tiếp thành công, cần nắm vững các phương châm hội thoại. Tuy nhiên, căn cứ vào tình huống giao tiếp cụ thể, cần vận dụng phương châm hội thoại cho phù hợp và linh hoạt.

- Phương châm chi phối nội dung trong hội thoại: lượng, chất, quan hệ, cách thức. Phương châm chi phối quan hệ giữa các cá nhân: lịch sự

- Quan hệ giữa các phương châm hội thoại: Để tuân thủ các phương châm trong hội thoại, người nói phải nắm được các đặc điểm của tình huống giao tiếp (Nói với ai? Nói khi nào? Nói ở đâu? Nói nhằm mục đích gì?)

– Việc không tuân thủ các phương châm hội thoại có thể bắt nguồn từ các nguyên nhân sau:

+ Người nói vô ý, vụng về, thiếu văn hoá giao tiếp;

+ Người nói phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại hoặc một yêu cầu khác quan trọng hơn;

+ Người nói muốn gây sự chú ý, để người nghe hiểu câu nói theo một hàm ý nào đó.

- Xưng hô trong hội thoại: Tiếng Việt có một hệ thống các từ ngữ xưng hô rất phong phú và đa dạng. Người nói cần tuỳ thuộc tính chất tình huống giao tiếp, mối quan hệ với người nghe mà lựa chọn từ ngữ xưng hô cho hợp lý.

Copy & Share

Hi, I'm David Smith

I'm David Smith, husband and father , I love Photography,travel and nature. I'm working as a writer and blogger with experience of 5 years until now.

ads

Get The Best Blog Stories into Your inbox!

Sign up for free and be the first to get notified about new posts.