Bài 25: Tính chất hoá học của phi kim
- David Smith
- February 10, 2022
- 15 min Read
- 2 comments
Một số loại phi phổ biến thường gặp là: Cacbon, Nito, Oxi, Clo, Hidro, Lưu Huỳnh, Photpho,...I. Tính chất vật lí của phi kim
- Ở điều kiện thường, phi kim tồn tại ở cả ba trạng thái : rắn lỏng khí.
- Phần lớn nguyên tố phi kim không dẫn điện, dẫn nhiệt và có nhiệt độ nóng chảy thấp.
II. Tính chất hóa học của phi kim
1. Tác dụng với kim loại
- Phi kim tác dụng với kim loại tạo thành muối hoặc oxit
Na + Cl2 →(to) NaCl
2Cu + O2 →(to) 2CuO
2. Tác dụng với hiđro
- Phi kim tác dụng với hi đro tạo thành hợp chất khí
O2 + H2 →(to) H2O
H2 + Cl2 →(to) HCl
3. Tác dụng với oxi: tạo thành oxit axit
S + O2 →(to) SO2
Ứng dụng của phi kim trong thực tiễn
Mỗi loại phi kim lại có những ứng dụng khác nhau trong thực tiễn.
-
Khí oxi: Oxi có 2 ứng dụng quan trọng trong đời sống là sự hô hấp và dùng để đốt nhiên liệu. Khí oxi cần thiết cho cả sự sống của con người, động vật. Những thợ lặn, nhà thám hiểm biển… đều cần dùng bình khí oxi đặc biệt khi xuống biển; Các nhiên liệu cháy trong oxi tạo nhiệt độ cao hơn trong không khí. Trong sản xuất gang thép, người ta thổi khí oxi vào lò để tạo nhiệt độ cao, nâng cao hiệu suất cũng như chất lượng thành phẩm.
-
Nitơ: Nitơ được ứng dụng trong bảo quản thực phẩm đóng gói, luyện kim, hàn đường ống, bơm lốp ô tô, máy bay…
-
Clo: Sử dụng trong điều chế nước gia – ven, clorua vôi, tẩy trắng vải sợ, bột giấy, điều chế nhựa PVC, cao su…
-
Lưu huỳnh: Ứng dụng trong sản xuất axit H2SO4, sản xuất diêm, thuốc súng, bột giặt. Lưu huỳnh cũng được ứng dụng để sản xuất các thuốc diệt nấm, phân bón, giúp cây trồng phát triển và đạt năng suất cao.
-
Hidro: Được sử dụng làm đèn xì – oxi hàn cắt kim loại, bơm khinh khí cầu, làm nhiên liệu cho động cơ tên lửa, động cơ ô tô thay thế xăng…