Bài 14: Thực hành Tính chất hóa học của bazơ và muối
- David Smith
- February 10, 2022
- 15 min Read
- 2 comments
Tổng hợp kiến thức Bài 14: Thực hành Tính chất hóa học của bazơ và muối
1. Tính chất hóa học của bazơ
a, Tác dụng với chất chỉ thị màu.
- Dung dịch bazơ làm quỳ tím đổi thành màu xanh.
- Dung dịch bazơ làm phenolphthalein không màu đổi sang màu đỏ.
b, Tác dụng với oxit axit
- Dung dịch bazơ tác dụng với oxit axit tạo thành muối và nước.
Thí dụ: 2NaOH + SO2 → Na2SO3 + H2O
3Ca(OH)2 + P2O5 → Ca3(PO4)2↓ + 3H2O
c, Tác dụng với axit
- Bazơ (tan và không tan) tác dụng với axit tạo thành muối và nước.
Thí dụ: KOH + HCl → KCl + H2O
Cu(OH)2 + 2HNO3 → Cu(NO3)2 + H2O
d, Bị nhiệt phân
Bazơ không tan bị nhiệt phân hủy thành oxit và nước.
- Thí dụ: Cu(OH)2 →t0 CuO + H2O
2Fe(OH)3 →t0 Fe2O3 + 3H2O
2. Tính chất hóa học của muối
a, Tác dụng với kim loại
- Dung dịch muối có thể tác dụng với kim loại tạo thành muối mới và kim loại mới.
VD: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu↓
Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag↓
b, Tác dụng với axit
- Muối có thể tác dụng được với axit tạo thành muối mới và axit mới.
VD: BaCl2 + H2SO4 → 2HCl + BaSO4↓
CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2↑ + H2O
c, Tác dụng với dung dịch muối
- Hai dung dịch muối có thể tác dụng với nhau tạo thành hai muối mới.
VD: AgNO3 + NaCl → NaNO3 + AgCl↓
d, Tác dụng với dung dịch bazơ
- Dung dịch bazơ có thể tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối mới và bazơ mới.
VD: Na2CO3 + Ba(OH)2 → 2NaOH + BaCO3↓
e, Phản ứng phân hủy muối
- Nhiều muối bị phân hủy ở nhiệt độ cao như: KClO3, KMnO4, CaCO3,…
VD: 2KClO3 →t02KCl + 3O2
CaCO3 →t0 CaO + CO2