Soạn văn bài: Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống
- David Smith
- February 10, 2022
- 15 min Read
- 2 comments
I. Đề bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống
Trả lời:
a. Giống nhau: đều đưa ra một hiện tượng đời sống và yêu cầu trình bày quan điểm tư tưởng của mình về vấn đề được nêu
Khác nhau:
- Đề 4 khác với những đề còn lại ở chỗ đề 4 đưa ra đoạn văn và yêu cầu chúng ta đọc, nhận xét và đánh giá về câu chuyện đó.
- Nội dung được đưa ra một cách gián tiếp so với các đề còn lại
b. Ví dụ: Tình trang ô nhiễm môi trường ở nước ta đang ngày càng gia tăng. Em hãy nêu lên ý kiến của em về hiện tượng đó
II- CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG
Câu 1 (trang 23 Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Tìm hiểu đề và tìm ý
a,
- Đề thuộc loại nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống
- Đề nêu hiện tượng người tốt việc tốt. Cụ thể là tấm gương bạn Phạm Văn Nghĩa ham học, chăm làm, biết vận dụng kiến thức vào thực tế đời sống có hiệu quả.
- Đề yêu cầu “nêu suy nghĩ của mình về hiện tượng ấy”
b,
- Những việc làm của Nghĩa cho bạn ấy là một người có ý thức sống tốt và cao đẹp.
- Thành đoàn TPHCM phát động phong trào học tập bạn Nghĩa vì:
+ Nghĩa là người biết thương mẹ, giúp đỡ mẹ trong việc đồng áng.
+ Nghĩa biết kết hợp giữa học với hành.
+ Nghĩa là người biết sáng tạo (làm cái tời để mẹ kéo nước đỡ mệt).
+ Học tập Nghĩa là học cách thương mẹ, học lao động, học vận dụng những kiến thức vào cuộc sống.
- Nghĩa làm những việc đó hết sức giản dị, không khó. Nếu mọi người đều làm được như bạn Nghĩa thì đời sống sẽ tốt đẹp, tràn ngập tình yêu thương, không có tội phạm, thói hư tật xấu trong xã hội
Câu 2 (trang 23 Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Lập dàn bài
Sắp xếp các ý theo bố cục 3 phần của bài văn nghị luận:
a. Mở bài:
- Giới thiệu hiện tượng Phạm Văn Nghĩa: Em được biết đến hiện tượng này qua phương tiện thông tin nào hay trực tiếp chứng kiến? Phạm Văn Nghĩa bao nhiêu tuổi, học lớp mấy, trường nào, quê ở đâu?
- Giới thiệu ý nghĩa tấm gương Phạm Văn Nghĩa: Nghĩa đã làm gì, việc làm ấy có ý nghĩa thế nào? (Nêu khái quát).
b. Thân bài:
- Phân tích ý nghĩa những việc làm của Phạm Văn Nghĩa;
- Đánh giá việc làm của Phạm Văn Nghĩa;
- Đánh giá ý nghĩa của việc phát động học tập theo gương Phạm Văn Nghĩa.
c. Kết bài:
- Khái quát ý nghĩa tấm gương Phạm Văn Nghĩa: nêu suy nghĩ, nhắn nhủ mọi người;
- Tự rút ra bài học cho bản thân: Em sẽ học tập tấm gương Phạm Văn Nghĩa như thế nào? (làm những việc cụ thể nào để học tập gương ấy).
3. Viết bài
- Chú ý mối liên kết khi viết các phần (Mở bài – Thân bài – Kết luận);
- Chú ý viết phần thân bài: Mỗi ý đã lập và sắp xếp trong dàn bài viết thành một đoạn văn.
- Cần phân tích các việc làm của Nghĩa: Có thể phân tích trước rồi từ đó rút ra ý nghĩa của từng việc làm hoặc ngược lại. Ý nghĩa chung của tấm gương Phạm Văn Nghĩa phải được rút ra sau những phân tích cụ thể (nêu sự việc trước, chỉ ra ý nghĩa sau). Biết đưa ra những suy nghĩ của riêng mình về những việc làm của Phạm Văn Nghĩa cũng như ý nghĩa của những việc làm ấy.
- Chú ý cách đặt câu, lựa chọn từ ngữ.
4. Đọc lại bài viết và sửa chữa
- Mở bài và Kết bài đã hợp lí chưa?
- Chú ý sửa lỗi viết đoạn: Đoạn đã tập trung làm nổi bật được ý chưa? Các đoạn có liên kết, mạch lạc với nhau không?
- Sửa các lỗi về câu, từ ngữ, chính tả.
B. Ghi nhớ
I. Cách làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống
* Đọc kĩ đề và tìm hiểu ý.
* Dàn bài chung:
Mở bài : Giới thiệu vân để tư tưởng, đạo lí cần bàn luận.
Thân bài:
1. Giải thích( hoặc nêu hiện trạng) : Tìm và giải thích nghĩa của các từ được coi là từ khóa mà đề bài đưa ra. Tuy nhiên không phải sự việc nào cũng cần giải thích vì có những khái niệm phổ biến mà ai cũng biết như tai nạn giao thông, nói tục chửi thề... thì khi ấy chúng ta phải nêu ra hiện hiện trạng của vấn đề bằng cách dựa vào thực tế đời sống để trả lời các câu hỏi sự việc, hiện tượng này xuất hiện ở đâu, xuất hiện vào thời gian nào, diễn ra ở quy mô nào, đối tượng của sự việc hiện tượng là ai, mức độ ảnh hưởng ra sao...
2. Bình luận, phân tích:
- Lý giải nguyên nhân: Lập luận theo hai hướng nguyên nhân khách quan (tác động từ bên ngoài như pháp luật, nhà nước, xã hội...) và nguyên nhân chủ quan (do nhận thức, ý thức, thói quen của con người...).
- Đánh giá hậu quả/ kết quả: Dù là hiện tượng tích cực hay tiêu cực thì đều dẫn đến một kết quả hay hậu quả tương ứng. Nếu đó là hiện tượng xấu thì cần nhấn mạnh khía cạnh đạo đức, nâng cao nhận thức, ý thức của con người để giảm thiểu, loại bỏ hiện tượng đó khỏi đời sống xã hội.
3. Chứng minh, liên hệ:
- Đưa ra những ví dụ thực tiễn trong trong bối cảnh của cuộc sống riêng, chung.
- Mở rộng nâng cao, phản đề,....
4. Giải pháp: Dựa vào phần đánh giá hậu quả/ kết quả để đưa ra giải pháp phù hợp. Đối với hậu quả thì phải đưa ra giải pháp mạnh mẽ để ngăn chặn; nếu là kết quả thì phải khuyến khích, cổ vũ, khích lệ và phát triển.
Kết bài: Bài làm cần lựa chọn góc độ riêng để giải thích, đánh giá và đưa ra được ý kiến của người viết.
* Viết thành bài hoàn chỉnh
* Đọc và kiểm tra lại bài viết.