Bài 9: Tính chất hóa học của muối
Hóa Học Chương 1: Các loại hợp chất vô cơ

Bài 9: Tính chất hóa học của muối

I. Tính chất hóa học của muối

1. Tác dụng với kim loại

Dung dịch muối có thể tác dụng với kim loại tạo thành muối mới và kim loại mới.

  Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu↓

  Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag↓

2. Tác dụng với axit

Muối có thể tác dụng được với axit tạo thành muối mới và axit mới.

Ví dụ:

  AgNO3 + HCl → AgCl ↓ + HNO3

  CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2↑ + H2O

3. Tác dụng với dung dịch muối

Hai dung dịch muối có thể tác dụng với nhau tạo thành hai muối mới.

Ví dụ:

  AgNO3 + NaCl → NaNO3 + AgCl↓

  BaCl2 + K2SO4 → 2KCl + BaSO4 ↓

4. Tác dụng với dung dịch bazơ 

Dung dịch muối có thể tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối mới và bazơ mới.

Ví dụ:

  K2CO3 + Ba(OH)2 → 2KOH + BaCO3↓

  CuCl2 + 2NaOH → Cu(OH)2 ↓ + 2NaCl

5. Phản ứng phân hủy muối

Nhiều muối bị phân hủy ở nhiệt độ cao như: KClO3, KMnO4, CaCO3,…

Ví dụ:

  Hóa học 9 Bài 9: Tính chất hóa học của muối - Lý thuyết Hóa học 9

II. Phản ứng trao đổi trong dung dịch

1. Định nghĩa: Phản ứng trao đổi là phản ứng hóa học, trong đó hai hợp chất tham gia phản ứng trao đổi với nhau những thành phần cấu tạo của chúng để tạo ra những hợp chất mới.

2. Điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi

Phản ứng trao đổi trong dung dịch của các chất chỉ xảy ra nếu sản phẩm tạo thành có chất không tan hoặc chất khí.

Ví dụ:

  CuSO4 + 2NaOH → Na2SO4 + Cu(OH)2↓

  K2SO4 + NaOH: Phản ứng không xảy ra. 

  HCl + NaOH → NaCl + H2O

Copy & Share

Hi, I'm David Smith

I'm David Smith, husband and father , I love Photography,travel and nature. I'm working as a writer and blogger with experience of 5 years until now.

ads

Get The Best Blog Stories into Your inbox!

Sign up for free and be the first to get notified about new posts.