Bài 3: Tính chất hóa học của axit
Hóa Học Chương 1: Các loại hợp chất vô cơ

Bài 3: Tính chất hóa học của axit

Tổng hợp nội dung kiến thức bài 3:

I. Tính chất hóa học của axit

1. Axit làm đổi màu chất chỉ thị màu

- Dung dịch axit làm đổi màu quỳ tím thành đỏ.

Ví dụ:

Hóa học 9 Bài 3: Tính chất hóa học của axit - Lý thuyết Hóa học 9

- Trong hóa học, quỳ tím là chất chỉ thị màu để nhận biết dung dịch axit.

2. Axit tác dụng với kim loại

- Dung dịch axit tác dụng được với nhiều kim loại tạo thành muối và giải phóng khí hiđro.

Ví dụ:

  3H2SO4 (dd loãng) + 2Al → Al2(SO4)3 + 3H2 (↑)

  2HCl + Fe → FeCl2 + H2 (↑)

- Các kim loại Hg, Cu, Ag, Au, Pt …không tác dụng với HCl, H2SO4 loãng.

Chú ý: Axit HNO3 và H2SO4 đặc tác dụng được với nhiều kim loại nhưng không giải phóng khí hiđro.

3. Axit tác dụng với bazơ: Axit + bazơ → muối + H2O

Ví dụ:

  H2SO4 + Cu(OH)2 → CuSO4 + 2H2O

  HCl + NaOH → NaCl + H2O

Phản ứng của axit với bazơ được gọi là phản ứng trung hòa.

4. Axit tác dụng với oxit bazơ: Axit + oxit bazơ → muối + H2O

Ví dụ:

  6HCl + Fe2O3 → FeCl3 + 3H2O

  H2SO4 + MgO → MgSO4 + H2O

Ngoài ra, axit còn tác dụng với muối.

Ví dụ:

  MgCO3 + 2HCl → MgCl2 + CO2 ↑ + H2O

  Na2SO3 + 2HCl → 2NaCl + SO2 ↑ + H2O

II. Axit mạnh và axit yếu

Dựa vào tính chất hóa học, axit được phân làm 2 loại:

+ Axit mạnh như HCl, H2SO4, HNO3,…

+ Axit yếu như H2S, H2CO3,…

Copy & Share

Hi, I'm David Smith

I'm David Smith, husband and father , I love Photography,travel and nature. I'm working as a writer and blogger with experience of 5 years until now.

ads

Get The Best Blog Stories into Your inbox!

Sign up for free and be the first to get notified about new posts.